Thư của ĐGH Phanxicô về vai trò của văn chương trong việc đào tạo

LETTER OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS ON THE ROLE OF LITERATURE IN FORMATION

THƯ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ VỀ VAI TRÒ CỦA CỦA VĂN CHƯƠNG TRONG VIỆC ĐÀO TẠO

1. I had originally chosen to give this Letter a title referring to priestly formation. On further reflection, however, this subject also applies to the formation of all those engaged in pastoral work, indeed of all Christians. What I would like to address here is the value of reading novels and poems as part of one’s path to personal maturity.

1. Ban đầu tôi đã chọn đặt tiêu đề cho Thư này qui chiếu đến việc đào tạo linh mục. Nhưng rồi nghĩ thêm, tôi thấy chủ đề này cũng áp dụng cho việc đào tạo tất cả những ai liên can đến công việc mục vụ, quả thực là liên can đến mọi Kitô hữu. Điều tôi muốn đề cập ở đây, đó là giá trị của việc đọc tiểu thuyết và thi ca xét như một phần con đường trưởng thành cá nhân của chúng ta.

2. Often during periods of boredom on holiday, in the heat and quiet of some deserted neighbourhood, finding a good book to read can provide an oasis that keeps us from other choices that are less wholesome. Likewise, in moments of weariness, anger, disappointment or failure, when prayer itself does not help us find inner serenity, a good book can help us weather the storm until we find peace of mind. Time spent reading may well open up new interior spaces that help us to avoid becoming trapped by a few obsessive thoughts that can stand in the way of our personal growth. Indeed, before our present unremitting exposure to social media, mobile phones and other devices, reading was a common experience, and those who went through it know what I mean. It is not something completely outdated.

2. Rất thường trong những quãng thời gian nhàm chán của kỳ nghỉ, trong cái nóng bức và sự tĩnh lặng của một khu vực hẻo lánh nào đó, việc tìm một quyển sách tốt để đọc có thể đem lại một ốc đảo dịu mát, giúp chúng ta tránh những sự chọn lựa kém lành mạnh. Cũng vậy, trong những lúc mệt mỏi, bực bội, chán chường hay thất bại, khi chính việc cầu nguyện cũng không giúp chúng ta tìm được yên bình nội tâm, thì một quyển sách tốt có thể giúp chúng ta vượt qua sóng gió ấy cho tới khi tìm được sự bình an trong lòng. Thời gian dành cho việc đọc sách có thể mở ra những không gian mới mẻ bên trong, giúp chúng ta tránh bị mắc bẫy trong một số ý nghĩ đầy ám ảnh vốn có thể cản trở nẻo đường trưởng thành cá nhân của mình. Thật vậy, trước khi chúng ta bị phơi sườn thường trực cho mạng xã hội, điện thoại di động và các thiết bị khác, thì việc đọc sách từng là một kinh nghiệm rất phổ biến, và những ai trải qua kinh nghiệm này sẽ hiểu điều tôi muốn nói. Đọc sách không phải là một cái gì đã hoàn toàn lỗi thời.
3. Unlike audio-visual media, where the product is more self-contained and the time allowed for “enriching” the narrative or exploring its significance is usually quite restricted, a book demands greater personal engagement on the part of its reader. Readers in some sense rewrite a text, enlarging its scope through their imagination, creating a whole world by bringing into play their skills, their memory, their dreams and their personal history, with all its drama and symbolism. In this way, what emerges is a text quite different from the one the author intended to write. A literary work is thus a living and ever-fruitful text, always capable of speaking in different ways and producing an original synthesis on the part of each of its readers. In our reading, we are enriched by what we receive from the author and this allows us in turn to grow inwardly, so that each new work we read will renew and expand our worldview. 3. Không giống các phương tiện truyền thông nghe nhìn, trong đó sản phẩm có tính đóng kín hơn nơi chính nó, và người ta thường không có đủ thời gian để “phát huy” câu chuyện hay để khảo sát ý nghĩa của nó – trong khi đó một quyển sách sẽ đòi người đọc liên can chính mình vào nó nhiều hơn. Theo một nghĩa nào đó, người đọc viết lại một bản văn, mở rộng phạm vi của nó qua trí tưởng tượng của mình, tạo ra cả một thế giới bằng cách vận dụng các kỹ năng, ký ức, các ước mơ và lịch sử đời mình, với tất cả kịch tính và tính biểu tượng của nó. Bằng cách này, cái hiện lộ lên sẽ là một bản văn hoàn toàn khác với bản văn mà tác giả muốn viết. Một tác phẩm văn chương, vì thế, là một bản văn sống động và luôn triển nở, luôn có thể nói bằng nhiều cách khác nhau và đem lại  một tổng hợp mới mẻ của riêng mỗi người đọc. Khi chúng ta đọc sách, chúng ta được nên phong phú bởi những gì chúng ta nhận được từ tác giả, và điều này cho phép chúng ta, đến lượt mình, lớn lên ở bên trong, theo đó mỗi tác phẩm mới ta đọc sẽ đổi mới và mở rộng thế giới quan của ta.
4. For this reason, I very much appreciate the fact that at least some seminaries have reacted to the obsession with “screens” and with toxic, superficial and violent fake news, by devoting time and attention to literature. They have done this by setting aside time for tranquil reading and for discussing books, new and old, that continue to have much to say to us. Regrettably, however, a sufficient grounding in literature is not generally part of programmes of formation for the ordained ministry. Literature is often considered merely a form of entertainment, a “minor art” that need not belong to the education of future priests and their preparation for pastoral ministry. With few exceptions, literature is considered non-essential. I consider it important to insist that such an approach is unhealthy. It can lead to the serious intellectual and spiritual impoverishment of future priests, who will be deprived of that privileged access which literature grants to the very heart of human culture and, more specifically, to the heart of every individual. 4. Vì lý do ấy, tôi rất trân trọng sự kiện rằng ít nhất có một số chủng sinh đã phản ứng lại mối ám ảnh với các “màn hình” và với những tin tức giả đầy bạo lực, hời hợt và độc hại, bằng cách dành thời gian và sự chú ý đối với văn chương. Các bạn ấy làm thế qua việc dành thời gian để thư thái đọc và thảo luận sách, cả những sách mới lẫn những sách cũ vốn vẫn có nhiều điều để nói với chúng ta. Tuy nhiên, thật tiếc là nói chung trong các chương trình đào tạo của chúng ta cho tác vụ chức thánh vẫn không đặt nền thích đáng trên văn chương. Văn chương thường được coi như chỉ là một hình thức giải trí, một “nghệ thuật nhỏ nhặt” không cần được bao gồm trong nền giáo dục các linh mục tương lai và trong việc chuẩn bị họ cho sứ vụ mục vụ. Chỉ trừ ít trường hợp, còn nói chung văn chương được coi là không thiết yếu. Tôi thấy rất cần phải khẳng định rằng một đường lối như thế là không lành mạnh. Nó có thể dẫn tới tình trạng nghèo nàn về tri thức và về linh đạo của các linh mục tương lai, bởi họ bị tước mất sự tiếp cận quí hóa mà văn chương cung cấp cho chính trái tim của văn hóa nhân loại và, chuyên biệt hơn, cho trái tim của mỗi người.
5. With this Letter, I would like to propose a radical change of course. In this regard, I would agree with the observation of one theologian that, “literature… originates in the most irreducible core of the person, that mysterious level [of their being]… Literature is life, conscious of itself, that reaches its full self-expression through the use of all the conceptual resources of language”. [1] 5. Viết thư này, tôi muốn đề xuất một thay đổi căn bản trong cách làm. Về phương diện này, tôi đồng ý với nhận định của một nhà thần học rằng “văn chương… phát nguồn từ cái cốt lõi phức hợp bậc nhất của con người, cái bình diện huyền nhiệm [của hiện hữu con người]… Văn chương là đời sống, nó ý thức chính nó, và nó đạt tới sự diễn tả trọn vẹn chính nó xuyên qua việc sử dụng tất cả các nguồn ngôn ngữ khả niệm”. [1]
6. Literature thus has to do, in one way or another, with our deepest desires in this life, for on a profound level literature engages our concrete existence, with its innate tensions, desires and meaningful experiences. 6. Vì thế, cách này hay cách khác, văn chương có liên hệ đến những khát vọng thâm sâu nhất của chúng ta trong cuộc đời  này, bởi trên một bình diện sâu xa văn chương liên can tới hiện sinh cụ thể của chúng ta, với những căng thẳng nội tại, những khát khao và những kinh nghiệm đầy ý nghĩa.
7. As a young teacher, I discovered this with my students. Between 1964 and 1965, at the age of 28, I taught literature at a Jesuit school in Santa Fe. I taught the last two years of high school and had to ensure that my pupils studied El Cid. The students were not happy; they used to ask if they could read García Lorca instead. So I decided that they could read El Cid at home, and during the lessons I would discuss the authors the students liked best. Of course, they wanted to read contemporary literary works. Yet, as they read those works that interested them at that moment, they developed a more general taste for literature and poetry, and thus they moved on to other authors. In the end, our hearts always seek something greater, and individuals will find their own way in literature. [2] I, for my part, love the tragedians, because we can all embrace their works as our own, as expressions of our own personal drama. In weeping for the fate of their characters, we are essentially weeping for ourselves, for our own emptiness, shortcomings and loneliness. Naturally, I am not asking you to read the same things that I did. Everyone will find books that speak to their own lives and become authentic companions for their journey. There is nothing more counterproductive than reading something out of a sense of duty, making considerable effort simply because others have said it is essential. On the contrary, while always being open to guidance, we should select our reading with an open mind, a willingness to be surprised, a certain flexibility and readiness to learn, trying to discover what we need at every point of our lives. 7. Hồi còn là một nhà giáo trẻ, tôi đã khám phá điều này với các học sinh của mình. Vào thời gian giữa năm 1964 và 1965, ở tuổi 28, tôi đã dạy văn chương tại một trường Dòng Tên ở Santa Fe. Tôi dạy các học sinh hai lớp cuối trung học, và đã cố gắng bảo đảm cho các học trò của mình học El Cid. Các em không vui lắm; các em thường xin được đọc García Lorca thay vào đó. Vì thế tôi quyết định rằng các em có thể đọc El Cid ở nhà, còn trong các giờ lớp tôi sẽ thảo luận các tác giả mà các em thích nhất. Dĩ nhiên là các em muốn đọc các tác phẩm văn chương hiện đại. Thế nhưng, khi các em đọc các tác phẩm đó, vốn thu hút các em vào lúc ấy, thì các em đã phát triển một khẩu vị rộng rãi hơn đối với văn thơ, và thế là các em chuyển sang đọc các tác giả khác nữa. Cuối cùng, tâm hồn chúng tôi luôn luôn tìm kiếm một cái gì đó lớn lao hơn, và mỗi người sẽ tìm ra con đường của mình trong văn chương. [2] Về phần mình, tôi yêu thích các tác giả viết bi kịch, vì tất cả chúng ta đều có thể nâng niu các tác phẩm của họ như là của chính mình, như những diễn tả bi kịch riêng của mỗi người chúng ta. Khi khóc thương cho số phận của các nhân vật, đó thiết yếu là chúng ta khóc cho chính mình, cho sự trống rỗng của mình, cho những yếu kém và cho sự cô đơn của mình. Hẳn nhiên tôi không nhằm đề nghị các bạn đọc đúng những tác phẩm mà tôi đã đọc. Mỗi người sẽ tìm thấy những quyển sách lên tiếng nói với cuộc đời mình, và trở thành những bạn đồng hành đích thật cho hành trình của mình. Không có gì cằn cỗi cho bằng việc đọc một cái gì đó vì bổn phận, trong đó ta phải cố gắng đáng kể duy chỉ vì ai đó khác bảo rằng cần phải đọc nó. Ngược lại, trong khi luôn cởi mở lắng nghe sự hướng dẫn, chúng ta sẽ lựa chọn sách đọc cho mình với một tâm hồn rộng mở, một sự mềm mỏng và sẵn sàng học hỏi, cố gắng khám phá những gì mình cần tại mỗi thời điểm của cuộc sống chúng ta.
Faith and culture Đức tin và văn hóa
8. Literature also proves essential for believers who sincerely seek to enter into dialogue with the culture of their time, or simply with the lives and experiences of other people. With good reason, the Second Vatican Council observed that, “literature and art… seek to penetrate our nature” and “throw light on our suffering and joy, our needs and potentialities”. [3] Indeed, literature takes its cue from the realities of our daily life, its passions and events, our “actions, work, love, death and all the poor things that fill life”. [4] 8. Văn chương cũng được thấy là thiết yếu đối với các tín hữu chân thành tìm cách đi vào cuộc đối thoại với nền văn hóa của thời đại mình, hay chỉ đơn giản là đối thoại với đời sống và kinh nghiệm của những người khác. Công đồng Vatican II đã có lý khi ghi nhận rằng “văn chương và nghệ thuật… tìm cách thâm nhập vào bản tính của chúng ta” và “soi sáng cho những đau khổ và niềm vui, những nhu cầu và những tiềm năng của chúng ta”. [3] Thật vậy, văn chương lấy manh mối của nó từ các thực tế đời sống hằng ngày của chúng ta, các nỗi khao khát và các biến cố, “các hoạt động, công việc, tình yêu, sự chết và tất cả những nỗi khốn khổ lấp đầy cuộc sống của chúng ta”. [4]
9. How can we reach the core of cultures ancient and new if we are unfamiliar with, disregard or dismiss their symbols, messages, artistic expressions and the stories with which they have captured and evoked their loftiest ideals and aspirations, as well as their deepest sufferings, fears and passions? How can we speak to the hearts of men and women if we ignore, set aside or fail to appreciate the “stories” by which they sought to express and lay bare the drama of their lived experience in novels and poems? 9. Làm sao chúng ta có thể chạm tới được cốt lõi của các nền văn hóa cũ và mới nếu chúng ta tỏ ra xa lạ, xem thường và loại bỏ các biểu tượng, các thông điệp, các biểu đạt nghệ thuật và các câu chuyện mà qua đó các nền văn hóa ấy đã nắm bắt và khơi lên những lý tưởng và những nguồn cảm hứng cao quí nhất, cũng như những đau khổ, những sợ hãi và những khát khao thâm sâu nhất? Làm sao chúng ta có thể nói với trái tim của những con người nam nữ nếu chúng ta thờ ơ không biết, bỏ qua một bên, hay không trân trọng “các câu chuyện” mà qua đó họ muốn diễn tả và bộc lộ kịch tính của kinh nghiệm sống của mình trong tiểu thuyết và thi ca?
10. The Church, in her missionary experience, has learned how to display all her beauty, freshness and novelty in her encounter – often through literature – with the different cultures in which her faith has taken root, without hesitating to engage with and draw upon the best of what she has found in each culture. This approach has freed her from the temptation to a blinkered, fundamentalist self-referentiality that would consider a particular cultural-historical “grammar” as capable of expressing the entire richness and depth of the Gospel. [5] Many of the doomsday prophecies that presently seek to sow despair are rooted precisely in such a belief. Contact with different literary and grammatical styles will always allow us to explore more deeply the polyphony of divine revelation without impoverishing it or reducing it to our own needs or ways of thinking. 10. Giáo hội, trong kinh nghiệm sứ mạng thừa sai của mình, đã học cách giới thiệu – thường là qua văn chương – tất cả vẻ đẹp, sự tươi mát và mới mẻ của mình trong gặp gỡ với các nền văn hóa khác nhau trong đó đức tin của Giáo hội đã bắt rễ, mà không ngần ngại hội nhập vào và rút tỉa những gì tốt đẹp nhất mà mình tìm thấy trong mỗi nền văn hóa. Cách tiếp cận này đã giúp Giáo hội tránh cái cám dỗ tự qui chiếu vào mình cách mù quáng và cứng ngắt vốn coi một “qui phạm’ văn hóa-lịch sử nào đó như có khả năng diễn đạt toàn bộ sự phong phú và chiều sâu của Tin Mừng. [5] Nhiều lời tiên tri bi quan ảm đạm hiện đang tìm cách gieo rắc sự thất vọng quả là bắt rễ trong một niềm tin như thế. Việc tiếp xúc với những phong cách văn chương và qui phạm khác nhau sẽ luôn cho phép chúng ta khám phá sâu xa hơn tính đa âm sắc của mặc khải thần linh mà không làm nghèo nàn hay chế giảm mặc khải ấy theo nhu cầu riêng hay theo cách nghĩ của chúng ta.
11. It was thus no coincidence that Christian antiquity, for example, clearly realized the need for a serious engagement with the classical culture of the time. Basil of Caesarea, one of the Eastern Church Fathers, in his Discourse to the Young, composed between 370 and 375, and most likely addressed to his nieces and nephews, extolled the richness of classical literature produced by hoi éxothen (“those outside”), as he called the pagan authors. He saw this both in terms of its argumentation, that is, its lógoi (discourses), useful for theology and exegesis, and its ethical content, namely the práxeis (acts, conduct) helpful for the ascetic and moral life. Basil concluded this work by urging young Christians to consider the classics as an ephódion (“viaticum”) for their education and training, a means of “profit for the soul” (IV, 8-9). It was precisely from that encounter between Christianity and the culture of the time that a fresh presentation of the Gospel message emerged. 11. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà Kitô giáo cổ thời, chẳng hạn, đã nhận thấy rõ nhu cầu phải nghiêm túc hội nhập vào nền văn hóa cổ điển của thời ấy. Basil ở Xêdarê, một trong các giáo phụ của Giáo hội Đông phương, trong Diễn từ cho Người Trẻ, được viết vào giữa năm 370 và 375, và hầu như muốn nói với các cháu trai cháu gái của ngài, đã ca ngợi sự phong phú của văn chương cổ điển bởi các ngòi bút bên ngoài, ‘hoi éxothen’, như cách ngài gọi các tác giả ngoại giáo. Ngài nhận thấy điều này cả trong văn nghị luận, nghĩa là các lógoi (các bài thuyết lý), vốn hữu ích cho thần học và chú giải, lẫn trong những nội dung đạo đức (tức chiều kích thực hành: hành vi, ứng xử) hữu ích cho đời sống luân lý và khổ hạnh. Basil đúc kết bài diễn từ này bằng việc khẩn thiết kêu gọi các Kitô hữu trẻ hãy xem văn chương cổ điển như một ephódion (“của ăn đàng”) cho việc giáo dục và đào tạo của mình, một phương tiện “bồi dưỡng linh hồn” (IV,8-9). Chính từ cuộc gặp gỡ ấy giữa Kitô giáo và nền văn hóa của thời đại mà một cách trình bày mới mẻ sứ điệp của Tin Mừng đã hiện lộ lên.
12. Thanks to an evangelical discernment of culture, we can recognize the presence of the Spirit in the variety of human experiences, seeing the seeds of the Spirit’s presence already planted in the events, sensibilities, desires and profound yearnings present within hearts and in social, cultural and spiritual settings. We can see this, for example, in the approach taken by Paul before the Areopagus, as related in the Acts of the Apostles (17:16-34). In his address, Paul says of God: “‘In him we live and move and have our being’; and as some of your own poets have said, ‘We too are his offspring’.” ( Acts 17:28). This verse contains two quotations: one indirect, from the poet Epimenides (sixth century B.C.E.), and the other direct, from the Phaenomena of the poet Aratus of Soli (third century B.C.E.), who wrote of the constellations and the signs of good and bad weather. Here, “Paul reveals that he is a ‘reader’ while also demonstrating his method of approaching the literary text, which is an evangelical discernment of culture. The Athenians dismiss him as a spermologos, a ‘babbler’, but literally ‘a gatherer of seeds’. What was surely meant to be an insult proved, ironically, to be profoundly true. Paul gathered the seeds of pagan poetry and, overcoming his first impressions (cf. Acts 17:16), acknowledges the Athenians to be ‘extremely religious’ and sees in the pages of their classical literature a veritable praeparatio evangelica” [6]. 12. Nhờ một sự phân định nền văn hóa dựa theo Tin Mừng, chúng ta có thể nhận ra sự hiện diện của Thánh Thần trong các kinh nghiệm nhân sinh khác nhau, nhìn thấy những hạt giống của sự hiện diện Thánh Thần được gieo sẵn trong các biến cố, các cảm xúc, các khát vọng và các ước muốn thâm sâu trong lòng người ta và trong các khung cảnh xã hội, văn hóa và tâm linh. Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy điều này trong cách tiếp cận của Phaolô trước Nghị viện Athen (Areopagus), như đọc thấy trong sách Công vụ Tông đồ (17,16-34). Trong diễn từ của mình, Phaolô nói về Thiên Chúa: “’Chính nơi Người, chúng ta sống, cử động, và hiện hữu’; như một số thi sĩ của quí vị đã nói: ‘Chúng ta cũng thuộc dòng giống của Người’” (Cv 17,28). Câu này chứa hai trích dẫn: một trích dẫn gián tiếp, từ thi sĩ Epimenides (thế kỷ 6 trước Công nguyên), và một trích dẫn trực tiếp, từ thi phẩm Phaenomena của nhà thơ Aratus gốc ở Soli (thế kỷ 3 trước Công nguyên), người đã viết về tinh tú và các dấu hiệu thời tiết tốt xấu. Ở đây, “Phaolô cho thấy rằng ngài là một ‘độc giả’, đồng thời cũng cho thấy cách mình tiếp cận văn bản văn chương, đó là một sự phân định văn hóa dựa theo Tin Mừng. Người Athen bác bỏ Phaolô như một kẻ nói huyên thiên, một ‘con chim khướu’, nhưng theo nghĩa đen là ‘một người thu thập hạt giống’. Điều rõ ràng mang ý nghĩa một sự xúc phạm, trớ trêu thay, lại là một sự thật sâu sắc. Phaolô đã thu thập những hạt giống từ thi ca ngoại giáo, và vượt qua những ấn tượng ban đầu của mình (xem Công vụ 17,16), ngài nhìn nhận những người Athen là “hết sức sùng ngưỡng”, và nhìn thấy trong các trang văn chương cổ điển của họ một sự chuẩn bị thực sự cho Tin Mừng” [6].
13. What did Paul do? He understood that “literature brings to light the abysses within the human person, while revelation and then theology take over to show how Christ enters these depths and illumines them”. [7] In the face of these depths, literature is thus a “path” [8] to helping shepherds of souls enter into a fruitful dialogue with the culture of their time. 13. Phaolô đã làm gì vậy? Ngài hiểu rằng “văn chương giúp soi sáng các hố sâu thẳm bên trong con người, trong khi mặc khải và rồi thần học sẽ cho thấy cách mà Đức Kitô đi vào những chiều sâu này và soi chiếu chúng”. [7] Vì thế, đứng trước những chiều sâu này, văn chương là một “nẻo đường” [8] giúp các mục tử của các linh hồn đi vào một cuộc đối thoại đầy hoa trái với nền văn hóa của thời đại mình.
Never a disembodied Christ Không bao giờ có một Đức Kitô phi xác thể
14. Before exploring the specific reasons why the study of literature should be encouraged in the training of future priests, I would first like to say something about the contemporary religious landscape. “The return to the sacred and the quest for spirituality which mark our own time are ambiguous phenomena. Today, our challenge is not so much atheism as the need to respond adequately to many people’s thirst for God, lest they try to satisfy it with alienating solutions or with a disembodied Jesus”. [9] The urgent task of proclaiming the Gospel in our time demands that believers, and priests in particular, ensure that everyone be able to encounter Jesus Christ made flesh, made man, made history. We must always take care never to lose sight of the “flesh” of Jesus Christ: that flesh made of passions, emotions and feelings, words that challenge and console, hands that touch and heal, looks that liberate and encourage, flesh made of hospitality, forgiveness, indignation, courage, fearlessness; in a word, love. 14. Trước khi khảo sát những lý do chuyên biệt tại sao cần thúc đẩy việc học văn chương trong công cuộc đào tạo các linh mục tương lai, tôi muốn trước hết nói đôi điều về khung cảnh tôn giáo hiện nay. “Việc quay lại với cái thánh thiêng và việc tìm kiếm linh đạo vốn đánh dấu thời của chúng ta là những hiện tượng mang tính đa nghĩa. Ngày nay, thách đố đối với chúng ta không phải là tư tưởng vô thần cho bằng là sự cần thiết phải đáp ứng thích đáng khát vọng Thiên Chúa của nhiều người, để phòng tránh việc họ tìm cách thỏa mãn khát vọng ấy nơi những giải pháp có tính vong thân hay nơi việc tìm kiếm một Đức Giêsu phi xác thể”. [9] Nhiệm vụ khẩn cấp loan báo Tin Mừng trong thời đại của chúng ta đòi hỏi các tín hữu, cách riêng các linh mục, phải bảo đảm rằng mọi người có thể gặp gỡ Đức Giêsu Kitô trong xác thân, làm người, trong lịch sử. Chúng ta phải luôn lưu ý để không bao giờ đánh mất nhãn giới về “xác thân” của Đức Giêsu Kitô: xác thân ấy bao gồm các khát vọng, các tình cảm và các cảm quan, là những lời thách thức và an ủi, là những bàn tay đụng chạm và chữa lành, là những cái nhìn giải phóng và khích lệ, xác thân ấy bao gồm sự nồng nhiệt, tha thứ, phẫn nộ, can đảm, mạnh dạn; tắt một lời, đó là yêu thương.
15. It is precisely at this level that familiarity with literature can make future priests and all pastoral workers all the more sensitive to the full humanity of the Lord Jesus, in which his divinity is wholly present. In this way, they can proclaim the Gospel in a way that enables everyone to experience the truth of the Second Vatican Council’s teaching that, “it is only in the mystery of the Word made flesh that the mystery of man truly becomes clear”. [10] This is not the mystery of some abstract humanity, but that of all men and women, with their hurts, desires, memories and hopes that are a concrete part of their lives. 15. Chính ở cấp độ này, sự quen thuộc với văn chương có thể làm cho các linh mục tương lai và tất cả những người làm mục vụ trở nên nhạy cảm hơn với nhân tính trọn vẹn của Chúa Giêsu, nơi mà trọn thần tính của Người hiện diện. Bằng cách này, họ có thể rao giảng Tin Mừng theo cách cho phép mọi người kinh nghiệm sự thật trong giáo huấn của Công đồng Vatican II rằng “chỉ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, mầu nhiệm của con người mới thực sự trở nên rõ ràng”. [10] Đây không phải là mầu nhiệm của một nhân tính trừu tượng nào đó, mà là mầu nhiệm của tất cả mọi người nam nữ, với những nỗi đau, những khao khát, những ký ức và hy vọng của họ, làm nên một phần cụ thể của cuộc đời họ.
A great good Một việc rất tốt
16. From a practical point of view, many scientists argue that the habit of reading has numerous positive effects on people’s lives, helping them to acquire a wider vocabulary and thus develop broader intellectual abilities. It also stimulates their imagination and creativity, enabling them to learn to tell their stories in richer and more expressive ways. It also improves their ability to concentrate, reduces levels of cognitive decline, and calms stress and anxiety. 16. Từ một quan điểm thực tiễn, nhiều nhà khoa học cho rằng thói quen đọc sách có nhiều tác động tích cực đến cuộc sống người ta, giúp họ có được vốn từ vựng rộng hơn và do đó phát triển những khả năng trí tuệ rộng hơn. Nó cũng kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo của họ, cho phép họ học cách kể câu chuyện của mình theo những cách phong phú và biểu cảm hơn. Nó cũng cải thiện khả năng tập trung của họ, giảm mức độ thoái hóa nhận thức và làm dịu những căng thẳng âu lo.
17. Even more, reading prepares us to understand and thus deal with various situations that arise in life. In reading, we immerse ourselves in the thoughts, concerns, tragedies, dangers and fears of characters who in the end overcome life’s challenges. Perhaps too, in following a story to the end, we gain insights that will later prove helpful in our own lives. 17. Hơn nữa, việc đọc sách giúp ta hiểu biết và nhờ đó xử lý những tình huống khác nhau xuất hiện trong cuộc sống. Khi đọc sách, chúng ta đắm mình trong các ý tưởng, các mối quan tâm, các bi kịch, những nguy hiểm và những nỗi sợ hãi của các nhân vật mà cuối cùng họ vượt qua được những thử thách của cuộc sống. Cũng có lẽ, khi theo dõi một câu chuyện từ đầu đến cuối, chúng ta đạt được những nhận thức mà sau này sẽ hữu ích trong cuộc sống của mình.
18. In this effort to encourage reading, I would mention two texts by well-known authors, who, in a few words, have much to teach us:

Novels unleash “in us, in the space of an hour, all the possible joys and misfortunes that, in life, it would take us entire years to know even slightly, and of which the most intense would never be revealed to us because the slowness with which they occur prevents us from perceiving them”. [11]

“In reading great literature I become a thousand men and yet remain myself. Like the night sky in the Greek poem, I see with myriad eyes, but it is still I who see. Here, as in worship, in love, in moral action, and in knowing, I transcend myself; and am never more myself than when I do”. [12]

18. Trong cố gắng khích lệ việc đọc sách, tôi muốn đề cập hai bản văn của các tác giả danh tiếng, đây là những người mà chỉ trong ít lời lại có rất nhiều điều để dạy chúng ta:

Tiểu thuyết khai phóng “nơi chúng ta, trong khoảng một giờ, tất cả những niềm vui và những nỗi bất hạnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà chúng ta sẽ mất nhiều năm mới biết được thậm chí chỉ một cách phiên phiến, và những niềm vui nỗi khổ sâu đậm nhất có thể chẳng bao giờ được ta nhận biết do bởi chúng xảy ra chậm, làm ta khó mà nắm bắt được”. [11]

“Khi đọc những áng văn lớn, tôi trở thành cả ngàn người nhưng vẫn là chính mình. Giống như bầu trời đêm trong bài thơ Hy Lạp, tôi nhìn bằng vô số đôi mắt, nhưng người nhìn ấy vẫn là tôi. Ở đây, cũng như trong phụng tự, trong tình yêu, trong hành động luân lý, và trong sự hiểu biết, tôi vượt trên chính mình; và tôi là chính tôi nhiều nhất khi làm thế”. [12]

19. However, it is not my intention to focus solely on the personal advantages to be drawn from reading, but to reflect on the most important reasons for encouraging a renewed love for reading. 19. Tuy nhiên, việc tập chú duy chỉ đến những lợi ích cá nhân rút ra từ việc đọc sách không phải là điều tôi nhắm đến, vì mục đích của tôi là suy ngẫm về những lý do quan trọng nhất thúc đẩy mọi người làm mới lại lòng yêu thích đọc sách.
Listening to another person’s voice Lắng nghe tiếng nói của một người khác
20. When I think of literature, I am reminded of what the great Argentinean writer Jorge Luis Borges [13] used to tell his students, namely that the most important thing is simply to read, to enter into direct contact with literature, to immerse oneself in the living text in front of us, rather than to fixate on ideas and critical comments. Borges explained this idea to his students by saying that at first they may understand very little of what they are reading, but in any case they are hearing “another person’s voice”. This is a definition of literature that I like very much: listening to another person’s voice. We must never forget how dangerous it is to stop listening to the voice of other people when they challenge us! We immediately fall into self-isolation; we enter into a kind of “spiritual deafness”, which has a negative effect on our relationship with ourselves and our relationship with God, no matter how much theology or psychology we may have studied. 20. Khi nghĩ về văn chương, tôi lại nhớ đến điều mà Jorge Luis Borges [13], văn hào Argentina, thường bảo các học sinh của mình – đó là, điều quan trọng nhất chỉ đơn giản là đọc, tức trực tiếp đi vào tiếp xúc với văn chương, đắm mình trong bản văn sống động trước mắt chúng ta, thay vì loay hoay với những ý nghĩ và những bình phẩm. Borges giải thích ý tưởng này cho các học sinh bằng cách nói rằng thoạt tiên người ta có thể hiểu rất ít về những gì mình đang đọc, nhưng nói cho cùng họ đang nghe “tiếng nói của một người khác”. Tôi rất thích định nghĩa này về văn chương: lắng nghe tiếng nói của một người khác. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng thật nguy hiểm biết bao việc ngừng lắng nghe tiếng nói của một người khác khi họ thách đố chúng ta! Chúng ta sẽ ngay lập tức rơi vào tình trạng tự cô lập chính mình; chúng ta sẽ đi vào một loại “điếc tâm linh”, vốn có một hiệu ứng tiêu cực trên tương quan của ta với chính mình và với Thiên Chúa, cho dẫu chúng ta đã học bao nhiêu thần học hay tâm lý học.
21. This approach to literature, which makes us sensitive to the mystery of other persons, teaches us how to touch their hearts. Here, I think of the courageous plea that Saint Paul VI made to artists and thus also to writers on 7 May 1964: “We need you. Our ministry needs your cooperation. For as you know, our ministry is to preach, and to ensure that the world of the spirit, of the invisible, of the ineffable, of God, is accessible and intelligible, indeed moving. And you are masters in this work of rendering the invisible world in accessible and intelligible ways”. [14] This is the point: the task of believers, and of priests in particular, is precisely to “touch” the hearts of others, so that they may be opened to the message of the Lord Jesus. In this great task, the contribution that literature and poetry can offer is of incomparable value. 21. Cách tiếp cận văn chương này, giúp chúng ta nhạy cảm với mầu nhiệm của những người khác, sẽ dạy chúng ta biết cách chạm vào trái tim của họ. Ở đây, tôi nghĩ đến lời kêu gọi thẳng thắn của thánh Phaolô VI dành cho các nghệ sĩ và do đó cũng nói với các nhà văn vào ngày 7 tháng 5 năm 1964: “Chúng tôi cần các bạn. Sứ vụ của chúng tôi cần các bạn cộng tác. Vì như các bạn biết, sứ vụ của chúng ta là rao giảng, và bảo đảm rằng thế giới của tinh thần, của cái vô hình, khôn tả, thế giới của Thiên Chúa, có thể tiếp cận được và hiểu được, thực sự kích cảm. Và các bạn là bậc thầy trong công việc trình bày thế giới vô hình theo những cách dễ tiếp cận và dễ hiểu”. [14] Đây là mấu chốt: nhiệm vụ của các tín hữu, cách riêng của các linh mục, chính xác là “chạm vào” trái tim của người khác, để họ có thể mở lòng ra đón nhận sứ điệp của Chúa Giêsu. Trong nhiệm vụ cao cả này, sự đóng góp mà văn thơ có thể cung ứng có một giá trị không thể so sánh được.
22. T.S. Eliot, the poet whose poetry and essays, reflecting his Christian faith, have an outstanding place in modern literature, perceptively described today’s religious crisis as that of a widespread emotional incapacity. [15] If we are to believe this diagnosis, the problem for faith today is not primarily that of believing more or believing less with regard to particular doctrines. Rather, it is the inability of so many of our contemporaries to be profoundly moved in the face of God, his creation and other human beings. Here we see the importance of working to healing and enrich our responsiveness. On returning from my Apostolic Journey to Japan, I was asked what I thought the West has to learn from the East. My response was, “I think that the West lacks a bit of poetry”. [16] 22. T.S. Eliot, nhà thơ mà các tác phẩm thi ca và các khảo luận phản ánh đức tin Kitô giáo của ông có một chỗ đứng nổi bật trong văn chương hiện đại, đã mô tả sâu sắc cuộc khủng hoảng tôn giáo ngày nay như một tình trạng mất khả năng cảm xúc lan rộng. [15] Nếu chúng ta tin vào chẩn đoán này, thì vấn đề đức tin ngày nay không chủ yếu là tin nhiều hay tin ít đối với các giáo lý cụ thể nào đó. Đúng hơn, vấn đề nằm ở tình trạng rất nhiều người chúng ta ngày nay mất khả năng cảm xúc sâu xa khi đứng trước Thiên Chúa, đứng trước công trình tạo dựng của Ngài và những con người khác. Ở đây chúng ta thấy tầm quan trọng của hoạt động chữa lành cũng như việc gia tăng khả năng đáp ứng của chúng ta. Khi trở về từ chuyến Tông du đến Nhật Bản, tôi được hỏi phương Tây phải học gì từ phương Đông. Câu trả lời của tôi là: “Theo tôi, phương Tây thiếu một chút thơ”. [16]
A “training in discernment” Một cuộc “đào tạo để phân định”
23. What profit, then, does a priest gain from contact with literature? Why is it necessary to consider and promote the reading of great novels as an important element in priestly paideia? Why is it important for us, in the training of candidates for the priesthood, to recover Karl Rahner’s insight that there is a profound spiritual affinity between the priest and the poet? [17] 23. Vậy thì, một linh mục nhận được lợi ích gì từ việc tiếp xúc với văn chương? Tại sao cần phải lưu tâm thúc đẩy việc đọc các tiểu thuyết lớn như một yếu tố quan trọng trong công cuộc đào tạo linh mục? Tại sao trong việc đào tạo ứng viên cho chức linh mục, điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức cùng với Karl Rahner rằng có một tương đồng tâm linh sâu sắc giữa linh mục và nhà thơ? [17]
24. Let us try to answer these questions by listening to what the German theologian has to tell us. [18] For Rahner, the words of the poet are full of nostalgia, as it were, they are like “gates into infinity, gates into the incomprehensible. They call upon that which has no name. They stretch out to what cannot be grasped”. Poetry “does not itself give the infinite, it does not bring and contain the infinite”. That is the task of the word of God and, as Rahner goes on to say, “the poetic word calls upon the word of God”. [19] For Christians, the Word is God, and all our human words bear traces of an intrinsic longing for God, a tending towards that Word. It can be said that the truly poetic word participates analogically in the Word of God, as the Letter to the Hebrews clearly states (cf. Heb 4:12-13). 24. Chúng ta hãy cố gắng trả lời những câu hỏi trên bằng cách lắng nghe những gì nhà thần học người Đức nói với chúng ta. [18] Đối với Rahner, ngôn ngữ thi ca đầy hoài cảm, quả thật, chúng giống như “những cánh cổng dẫn vào vô tận, những cánh cổng dẫn vào cái không thể hiểu thấu. Chúng gọi cái không tên. Chúng vươn tới cái không thể nắm bắt”. Thơ “không tự nó cung cấp cái vô hạn, nó không chuyển tải cũng không chứa đựng cái vô hạn”. Đó là công việc của Lời Chúa và, như Rahner nói tiếp, “ngôn ngữ thơ kêu gọi lời Thiên Chúa”. [19] Đối với Kitô hữu, Lời là Thiên Chúa, và tất cả lời nói của con người chúng ta đều mang dấu vết của nỗi khao khát nội tại đối với Thiên Chúa, một xung năng hướng về Lời đó. Có thể nói rằng ngôn ngữ thơ đích thực có tham gia cách loại suy vào Lời Thiên Chúa, như Thư Híp-ri nêu rõ (x. Hr 4,12-13).
25. In light of this, Karl Rahner can draw a striking parallel between the priest and the poet: the word “alone can redeem that which constitutes the ultimate imprisonment of all realities which are not expressed in word: the dumbness of their reference to God”. [20] 25. Trong ánh sáng này, Karl Rahner có thể rút ra một song đối đặc sắc giữa linh mục và nhà thơ: “Một mình ngôn từ có thể cứu chuộc cái làm nên sự giam cầm tối hậu của tất cả những thực tại không được diễn tả thành lời: đó là, sự câm lặng khi qui chiếu đến Thiên Chúa”. [20]
26. Literature, then, sensitizes us to the relationship between forms of expression and meaning. It offers a training in discernment, honing the capacity of the future priest to gain insight into his own interiority and into the world around him. Reading thus becomes the “path” leading him to the truth of his own being and the occasion for a process of spiritual discernment that will not be without its moments of anxiety and even crisis. Indeed, numerous pages of literature correspond to what Saint Ignatius calls spiritual “desolation”. 26. Như thế, văn chương làm ta nhạy cảm với mối tương quan giữa các hình thức biểu đạt và ý nghĩa. Nó cung cấp một sự đào tạo phân định, mài giũa khả năng của linh mục tương lai để nhận thức nội tâm của chính mình và thế giới xung quanh mình. Vì thế việc đọc sách trở thành “nẻo đường” dẫn anh ta đến với sự thật về chính hiện hữu của mình và là cơ hội cho một tiến trình phân định thiêng liêng vốn không thiếu những khoảnh khắc âu lo và ngay cả khủng hoảng. Thật vậy, rất nhiều trang sách tương ứng với điều mà thánh Inhaxiô gọi là “sự trống vắng” tâm linh.
27. This is how Ignatius explains it: “I call desolation darkness of the soul, turmoil of spirit, inclination to what is low and earthly, restlessness rising from many disturbances and temptations which lead to want of faith, want of hope, want of love. The soul is wholly slothful, tepid, sad, and separated, as it were, from its Creator and Lord”. [21] 27. Đây là cách mà thánh Inhaxiô cắt nghĩa điều đó: “Tôi gọi sự trống vắng là đêm tối của linh hồn, sự xáo trộn của tinh thần, sự nghiêng chiều về những gì thấp hèn và phàm trần, sự bất an do nhiều đảo lộn và cám dỗ dẫn đến thiếu đức tin, thiếu đức cậy, và thiếu đức mến. Linh hồn hoàn toàn trơ ì, khô khan, buồn chán, và hẳn nhiên tách biệt khỏi Đấng Tạo Hóa và Chúa của mình”. [21]
28. The difficulty or tedium that we feel in reading certain texts is not necessarily bad or useless. Ignatius himself observed that in “those who are going from bad to worse”, the good spirit works by provoking restlessness, agitation and dissatisfaction. [22] This would be the literal application of the first Ignatian rule for the discernment of spirits, which deals with those who “go from one mortal sin to another”. In such persons the good spirit, by “making use of the light of reason will rouse the sting of conscience and fill them with remorse”, [23] and in this way will lead them to goodness and beauty. 28. Sự khó khăn hay buồn chán mà chúng ta cảm thấy khi đọc một số bản văn không hẳn là điều dở tệ hoặc vô ích. Chính Inhaxiô ghi nhận rằng nơi “những người đang chuyển từ xấu sang tệ hơn”, thần khí tốt lành hoạt động bằng cách khơi dậy nỗi bất an, khó chịu và bất mãn. [22] Đây là sự áp dụng trực tiếp quy tắc thứ nhất của Inhaxiô về việc phân định thần loại, liên quan đến những người “đi từ tội trọng này sang tội trọng khác”. Nơi những người như thế, thần khí tốt lành – bằng cách “sử dụng ánh sáng của lý trí sẽ khơi dậy sự áy náy lương tâm và làm cho họ cảm thấy đầy hối hận”, [23] và theo cách này sẽ dẫn họ đến với thiện mỹ.
29. It is clear, then, that the reader is not simply the recipient of an edifying message, but a person challenged to press forward on a shifting terrain where the boundaries between salvation and perdition are not a priori obvious and distinct. Reading, as an act of “discernment”, directly involves the reader as both the “subject” who reads and as the “object” of what is being read. In reading a novel or a work of poetry, the reader actually experiences “being read” by the words that he or she is reading. [24] Readers can thus be compared to players on a field: they play the game, but the game is also played through them, in the sense that they are totally caught up in the action. [25] 29. Như vậy, rõ ràng người đọc không chỉ đơn thuần là người tiếp nhận một thông điệp tích cực, mà còn là một người được thách thức để bước tới trên một địa hình gập ghềnh, trong đó những ranh giới giữa sự cứu rỗi và sự hư mất không hẳn nhiên rõ ràng và dễ phân biệt. Việc đọc, như một hành động “phân định”, liên quan trực tiếp đến người đọc trong tư cách vừa là “chủ thể” đọc vừa là “đối tượng” của những gì đang được đọc. Khi đọc một quyển tiểu thuyết hoặc một thi phẩm, người đọc thực sự kinh nghiệm mình “được đọc” bởi những ngôn từ mà họ đang đọc. [24] Do đó, độc giả có thể được so sánh với những người chơi trên sân: họ chơi trò chơi, nhưng trò chơi cũng được chơi thông qua họ, theo nghĩa là họ hoàn toàn bị cuốn vào hoạt động ấy. [25]
Attention and digestion Chú ý và hấp thu
30. As far as content is concerned, we should realize that literature is like “a telescope”, to use a well-known image of Marcel Proust. [26] As such, it is pointed at beings and things, and enables us to realize “the immense distance” that separates the totality of human experience from our perception of it. “Literature can also be compared to a photo lab, where pictures of life can be processed in order to bring out their contours and nuances. This is what literature is ‘for’: it helps us to ‘develop’ the picture of life” [27], to challenge us about its meaning, and, in a word, to experience life as it is. 30. Xét về nội dung, chúng ta nên nhìn nhận rằng văn chương giống như một “viễn vọng kính”, nói theo hình ảnh nổi tiếng của Marcel Proust. [26] Theo đó, văn chương hướng đến các hữu thể và các sự vật, và cho phép ta nhận ra “khoảng cách choáng ngợp” tách biệt toàn thể kinh nghiệm con người ra khỏi cảm nhận của ta về nó. “Văn chương cũng có thể ví như một hiệu ảnh, nơi những bức ảnh về cuộc sống có thể được xử lý để nêu bật các đường nét và sắc thái của chúng. Đây chính là ‘mục đích’ của văn chương: văn chương giúp chúng ta “rửa” bức ảnh cuộc sống”, [27] để thách thức chúng ta về ý nghĩa của cuộc sống, và nói tắt một lời, để kinh nghiệm cuộc sống như sự thật của nó.
31. Our usual view of the world, however, tends to be “telescoped” and narrowed by the pressure exerted on us by our many practical and short-term objectives. Even our commitment to service – liturgical, pastoral and charitable – can become focused only on goals to be achieved. Yet, as Jesus reminds us in the parable of the sower, the seed needs to fall on deep soil to ripen fruitfully over time, without being choked by rocky soil or thorns (Mt 13:18-23). There is always the risk that an excessive concern for efficiency will dull discernment, weaken sensitivity and ignore complexity. We desperately need to counterbalance this inevitable temptation to a frenetic and uncritical lifestyle by stepping back, slowing down, taking time to look and listen. This can happen when a person simply stops to read a book. 31. Tuy nhiên, cách nhìn của chúng ta về thế giới thường có xu hướng bị “đẩy xa” và thu hẹp do áp lực đè trên chúng ta bởi nhiều mục tiêu nhất thời và thực dụng của mình. Ngay cả việc chúng ta dấn thân phục vụ — trong phụng vụ, mục vụ và việc bác ái — có thể chỉ tập trung vào những mục tiêu cần đạt được. Thế nhưng, như Chúa Giêsu nhắc chúng ta trong dụ ngôn về người gieo giống, hạt giống cần rơi vùi xuống đất sâu để sinh hoa trái qua thời gian, mà không bị đá sỏi hay gai góc làm chết nghẹt (Mt 13,18-23). Luôn có mối nguy rằng sự bận tâm quá mức về hiệu năng sẽ làm mờ nhòa việc phân định, làm suy giảm sự nhạy cảm và bỏ qua tính phức tạp. Chúng ta rất cần phải cân bằng cái cám dỗ hiển nhiên của một lối sống vồ vập thiếu suy xét, bằng cách lùi lại, giảm tốc, dành thời gian để nhìn và lắng nghe. Điều này có thể xảy ra khi ta chỉ cần dừng lại để đọc một quyển sách.
32. We need to rediscover ways of relating to reality that are more welcoming, not merely strategic and aimed purely at results, ways that allow us to experience the infinite grandeur of being. A sense of perspective, leisure and freedom are the marks of an approach to reality that finds in literature a privileged, albeit not exclusive, form of expression. Literature thus teaches us how to look and see, to discern and explore the reality of individuals and situations as a mystery charged with a surplus of meaning that can only be partially understood through categories, explanatory schemes, linear dynamics of causes and effects, means and ends. 32. Chúng ta cần khám phá lại những cách thức liên hệ nồng nhiệt hơn với thực tại, không chỉ là chuyện chiến lược và đơn thuần nhắm đến các kết quả, mà là những cách thức cho phép chúng ta cảm nghiệm sự cao cả vô cùng của hiện hữu. Một cảm thức về phối cảnh, về sự thư thái và tự do, đó là những chỉ dấu của một cách tiếp cận thực tại gặp thấy trong văn chương một hình thức diễn tả ưu biệt, dù không độc quyền. Như thế, văn chương dạy chúng ta cách nhìn và thấy, cách phân định và khảo sát thực tại của các cá nhân và các hoàn cảnh như một mầu nhiệm đầy ắp ý nghĩa vốn chỉ có thể hiểu được một phần thông qua các phạm trù, các sơ đồ giải thích, các nguyên động lực nối kết nguyên nhân và hệ quả, phương tiện và cứu cánh.
33. Another striking image for the role of literature comes from the activity of the human body, and specifically the act of digestion. The eleventh-century monk William of Saint-Thierry and the seventeenth-century Jesuit Jean-Joseph Surin developed the image of a cow chewing her cud – ruminatio – as an image of contemplative reading. Surin referred to the “stomach of the soul”, while the Jesuit Michel De Certeau has spoken of an authentic “physiology of digestive reading”. [28] Literature helps us to reflect on the meaning of our presence in this world, to “digest” and assimilate it, and to grasp what lies beneath the surface of our experience. Literature, in a word, serves to interpret life, to discern its deeper meaning and its essential tensions. [29] 33. Một hình ảnh ấn tượng khác về vai trò của văn chương rút ra từ hoạt động của cơ thể con người, cụ thể là hoạt động tiêu hóa. Đan sĩ William Saint-Thierry của thế kỷ 11 và tu sĩ Dòng Tên Jean-Joseph Surin hồi thế kỷ 17 đã nêu hình ảnh một con bò nhai lại bữa ăn của nó – ‘ruminatio’ – như một hình ảnh về việc đọc sách đầy chiêm nghiệm. Surin đề cập đến “dạ dày của linh hồn”, trong khi tu sĩ Dòng Tên Michel De Certeau nói về một “sinh lý học của việc đọc tiêu hóa” đích thực. [28] Văn chương giúp chúng ta suy ngẫm về ý nghĩa sự hiện diện của ta trong thế giới này, “tiêu hóa” và hấp thu nó, nắm bắt những gì nằm dưới bề mặt kinh nghiệm của chúng ta. Nói tắt, văn chương giúp diễn dịch cuộc sống, giúp phân định ý nghĩa sâu xa hơn và những căng thẳng thiết yếu của cuộc sống. [29]
Seeing through the eyes of others Nhìn thấy qua đôi mắt của những người khác
34. In terms of the use of language, reading a literary text places us in the position of “seeing through the eyes of others”, [30] thus gaining a breadth of perspective that broadens our humanity. We develop an imaginative empathy that enables us to identify with how others see, experience and respond to reality. Without such empathy, there can be no solidarity, sharing, compassion, mercy. In reading we discover that our feelings are not simply our own, they are universal, and so even the most destitute person does not feel alone. 34. Xét về mặt sử dụng ngôn ngữ, việc đọc một tác phẩm văn chương đặt chúng ta vào vị trí “nhìn qua đôi mắt của người khác”, [30] do đó có được một góc nhìn rộng giúp mở rộng nhân tính của chúng ta. Chúng ta phát triển một sự thấu cảm đầy sáng tạo cho phép mình đồng cảm với cách mà người khác nhìn thấy, kinh nghiệm, và đáp ứng đối với thực tế. Nếu không có sự thấu cảm như vậy, không thể có sự liên đới, chia sẻ, lòng trắc ẩn, lòng thương xót. Khi đọc sách, chúng ta khám phá rằng các cảm xúc của mình không chỉ là của riêng mình, chúng là phổ quát, đến mức ngay cả người khốn cùng nhất cũng không cảm thấy cô đơn.
35. The marvellous diversity of humanity, and the diachronic and synchronic plurality of cultures and fields of learning, become, in literature, a language capable of respecting and expressing all their variety. At the same time, they translate into a symbolic grammar that makes them meaningful to us, not foreign but shared. The uniqueness of literature lies in the fact that it conveys the richness of experience not by objectifying it as in the descriptive models of the sciences or the judgements of literary criticism, but by expressing and interpreting its deeper meaning. 35. Sự đa dạng diệu kỳ của nhân loại, và tính đa nguyên đồng đại cũng như lịch đại của các nền văn hóa và các lĩnh vực học tập, trở thành – trong văn chương – một ngôn ngữ có khả năng tôn trọng và diễn tả tất cả sự đa dạng của chúng. Đồng thời, chúng chuyển dịch thành một ngữ pháp biểu tượng làm cho chúng có ý nghĩa đối với chúng ta, không xa lạ mà được chia sẻ. Tính độc đáo của văn chương nằm ở chỗ nó truyền tải sự phong phú của kinh nghiệm không phải bằng cách khách thể hóa nó như trong các kiểu mô tả của khoa học hay các phán đoán của phê bình văn chương, mà bằng cách biểu đạt và giải thích ý nghĩa sâu xa hơn của nó.
36. When we read a story, thanks to the descriptive powers of the author, each of us can see before our eyes the weeping of an abandoned girl, an elderly woman pulling the covers over her sleeping grandson, the struggles of a shopkeeper trying to eke out a living, the shame of one who bears the brunt of constant criticism, the boy who takes refuge in dreams as his only escape from a wretched and violent life. As these stories awaken faint echoes of our own inner experiences, we become more sensitive to the experiences of others. We step out of ourselves to enter into their lives, we sympathize with their struggles and desires, we see things through their eyes and eventually we become companions on their journey. We are caught up in the lives of the fruit seller, the prostitute, the orphaned child, the bricklayer’s wife, the old crone who still believes she will someday find her prince charming. We can do this with empathy and at times with tenderness and understanding. 36. Khi ta đọc một câu chuyện, nhờ khả năng mô tả của tác giả, mỗi chúng ta có thể nhìn thấy trước mắt mình tiếng khóc của một bé gái bị bỏ rơi, thấy một bà cụ kéo tấm chăn đắp cho đứa cháu trai đang ngủ, thấy những phấn đấu vất vả của một chủ cửa hàng cố gắng mưu sinh, thấy sự xấu hổ của một người chịu đựng sự chỉ trích thường xuyên, thấy cậu bé ẩn náu trong những giấc mơ như lối thoát duy nhất của mình khỏi một cuộc sống thảm hại và bạo lực. Khi những câu chuyện này đánh thức những âm vọng lờ mờ trong kinh nghiệm nội tâm của mình, chúng ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các kinh nghiệm của người khác. Chúng ta bước ra khỏi chính mình để bước vào cuộc sống của họ, chúng ta đồng cảm với những vật lộn và những khao khát của họ, chúng ta nhìn thấy mọi thứ qua đôi mắt của họ, và cuối cùng chúng ta trở thành bạn đồng hành trên hành trình của họ. Chúng ta bị cuốn vào cuộc sống của người bán trái cây, cô gái mại dâm, đứa trẻ mồ côi, chị vợ của người thợ nề, người phụ nữ già xấu xí vẫn tin một ngày nào đó sẽ gặp thấy hoàng tử trong mộng của mình. Chúng ta có thể trải nghiệm điều này với sự thấu cảm và đôi khi với sự dịu dàng và cảm thông.
37. As Jean Cocteau wrote to Jacques Maritain: “Literature is impossible. We must get out of it. No use trying to get out through literature; only love and faith enable us to go out of ourselves”. [31] Yet can we ever really go out of ourselves if the sufferings and joys of others do not burn in our hearts? Here, I would say that, for us as Christians, nothing that is human is indifferent to us. 37. Như Jean Cocteau đã viết cho Jacques Maritain: “Văn chương là điều không thể. Chúng ta phải thoát khỏi nó. Không ích gì khi cố thoát thông qua văn chương; chỉ tình yêu và đức tin mới giúp ta thoát ra khỏi chính mình”. [31] Nhưng liệu chúng ta có thể thực sự thoát ra khỏi chính mình nếu những đau khổ và niềm vui của người khác không cháy lên trong trái tim mình không? Ở đây, tôi muốn nói rằng: đối với chúng ta là những Kitô hữu, không có gì là của con người mà xa lạ với chúng ta.
38. Literature is not relativistic; it does not strip us of values. The symbolic representation of good and evil, of truth and falsehood, as realities that in literature take the form of individuals and collective historical events, does not dispense from moral judgement but prevents us from blind or superficial condemnation. As Jesus tells us, “Why do you see the speck in your neighbour’s eye, but do not notice the log in your own eye?” (Mt 7:3). 38. Văn chương không phò chủ trương tương đối; nó không tước đi các giá trị của chúng ta. Sự biểu đạt có tính biểu tượng của thiện và ác, của sự thật và sự giả dối, như những thực tại mà trong văn chương mang dáng dấp các cá nhân và các biến cố lịch sử của tập thể, không miễn trừ khỏi sự phán xét đạo đức mà giúp ngăn chúng ta đừng kết án mù quáng hay nông cạn. Như Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Tại sao các ngươi thấy cái rác trong mắt người lân cận, mà không thấy cái xà ngay trong mắt mình?” (Mt 7,3).
39. In reading about violence, narrowness or frailty on the part of others, we have an opportunity to reflect on our own experiences of these realities. By opening up to the reader a broader view of the grandeur and misery of human experience, literature teaches us patience in trying to understanding others, humility in approaching complex situations, meekness in our judgement of individuals and sensitivity to our human condition. Judgement is certainly needed, but we must never forget its limited scope. Judgement must never issue in a death sentence, eliminating persons or suppressing our humanity for the sake of a soulless absolutizing of the law. 39. Khi đọc về bạo lực, về sự hẹp hòi hay sự yếu đuối của người khác, chúng ta có cơ hội để suy ngẫm các kinh nghiệm của chính mình về những thực tế ấy. Bằng việc mở ra cho người đọc một cái nhìn rộng hơn về sự cao cả và sự khốn cùng của kinh nghiệm con người, văn chương dạy chúng ta kiên nhẫn trong cố gắng hiểu người khác, khiêm tốn trong tiếp cận các tình huống phức tạp, hiền lành trong phán đoán về các cá nhân, và nhạy cảm với thân phận con người của chúng ta. Sự phán xét chắc chắn là cần thiết, nhưng chúng ta không bao giờ được quên phạm vi giới hạn của nó. Không bao giờ được phán quyết một bản án tử hình, loại bỏ người ta hay áp bức nhân tính của chúng ta nhân danh một sự tuyệt đối hóa luật pháp cách vô hồn.
40. The wisdom born of literature instils in the reader greater perspective, a sense of limits, the ability to value experience over cognitive and critical thinking, and to embrace a poverty that brings extraordinary riches. By acknowledging the futility and perhaps even the impossibility of reducing the mystery of the world and humanity to a dualistic polarity of true vs false or right vs wrong, the reader accepts the responsibility of passing judgement, not as a means of domination, but rather as an impetus towards greater listening. And at the same time, a readiness to partake in the extraordinary richness of a history which is due to the presence of the Spirit, but is also given as a grace, an unpredictable and incomprehensible event that does not depend on human activity, but redefines our humanity in terms of hope for salvation. 40. Sự khôn ngoan rút ra từ văn chương truyền cho người đọc một góc nhìn rộng hơn, một cảm thức về các giới hạn, khả năng đánh giá kinh nghiệm hơn tri thức và tư duy phê phán, và chấp nhận cái nghèo nàn mang lại sự giàu có phi thường. Bằng cách nhìn nhận sự vô ích và có lẽ ngay cả sự không thể chế giảm mầu nhiệm của thế giới và nhân loại đến chỉ còn là một phân cực nhị nguyên giữa thật và giả hay giữa đúng và sai, người đọc chấp nhận trách nhiệm đưa ra phán xét, không phải như một phương tiện thống trị, mà đúng hơn là một xung năng hướng tới sự lắng nghe nhiều hơn. Và đồng thời, sự sẵn sàng tham dự vào tính phong phú phi thường của một lịch sử do sự hiện diện của Thánh Thần, nhưng cũng được ban cho như một ân sủng, một biến cố không thể đoán trước và không thể hiểu nổi, vốn không phụ thuộc vào hoạt động của con người, nhưng xác định lại nhân tính của chúng ta trong liên hệ với niềm hy vọng cứu rỗi.
The spiritual power of literature Sức mạnh tinh thần của văn chương
41. I trust that, with these brief reflections, I have emphasized the role that literature can play in educating the hearts and minds of pastors and future pastors. Literature can greatly stimulate the free and humble exercise of our use of reason, a fruitful recognition of the variety of human languages, a broadening of our human sensibilities, and finally, a great spiritual openness to hearing the Voice that speaks through many voices. 41. Với những suy tư ngắn gọn này, tôi tin mình đã nhấn mạnh được vai trò của văn chương trong việc giáo dục tâm trí của các mục tử và các mục tử tương lai. Văn chương có nhiều khả năng thôi thúc chúng ta tự do và khiêm tốn sử dụng lý trí của mình, một nhận thức đầy kiến hiệu về sự đa dạng của ngôn ngữ con người, một sự mở rộng những cảm quan con người của chúng ta, và cuối cùng, một sự cởi mở tâm linh đủ mức để nghe chính Tiếng Nói [của Chúa] ngỏ lời thông qua nhiều tiếng nói.
42. Literature helps readers to topple the idols of a self-referential, falsely self-sufficient and statically conventional language that at times also risks polluting our ecclesial discourse, imprisoning the freedom of the Word. The literary word is a word that sets language in motion, liberates and purifies it. Ultimately, it opens that word to even greater expressive and expansive vistas. It opens our human words to welcome the Word that is already present in human speech, not when it sees itself as knowledge that is already full, definitive and complete, but when it becomes a listening and expectation of the One who comes to make all things new (cf. Rev 21:5). 42. Văn chương giúp người đọc lật đổ các thần tượng của một ngôn ngữ qui ước tĩnh tại, tự mãn một cách sai lầm, và tự qui chiếu về chính mình, một thứ ngôn ngữ mà đôi khi cũng có nguy cơ làm vấy bẩn những diễn ngôn trong Giáo hội của chúng ta, giam hãm sự tự do của Lời Chúa. Ngôn từ văn chương là một ngôn từ làm cho ngôn ngữ chuyển động, giải phóng và thanh lọc nó. Cuối cùng, nó mở ngôn từ đó ra cho những cảnh giới rộng lớn hơn và có sức biểu cảm hơn nữa. Nó mở ngôn từ của con người chúng ta ra để đón nhận Lời vốn hiện diện trong tiếng nói của con người, không phải khi nó thấy mình là sự hiểu biết đã đầy tràn, đã dứt khoát và trọn vẹn, nhưng là khi nó trở thành một sự lắng nghe và mong đợi Đấng đang đến để đổi mới mọi sự (x. Kh 21, 5).
43. Finally, the spiritual power of literature brings us back to the primordial task entrusted by God to our human family: the task of “naming” other beings and things (cf. Gen 2:19-20). The mission of being the steward of creation, assigned by God to Adam, entailed before all else the recognition of his own dignity and the meaning of the existence of other beings. Priests are likewise entrusted with this primordial task of “naming”, of bestowing meaning, of becoming instruments of communion between creation and the Word made flesh and his power to shed light on every dimension of our human condition. 43. Cuối cùng, sức mạnh tinh thần của văn chương đưa chúng ta trở lại với nhiệm vụ trước hết mà Thiên Chúa ủy trao cho gia đình nhân loại chúng ta: nhiệm vụ “đặt tên” cho các hữu thể và sự vật khác (x. St 2,19-20). Sứ mạng làm người quản lý công trình sáng tạo, được Thiên Chúa giao cho Ađam, trước hết đòi hỏi sự nhìn nhận phẩm giá của chính ông và nhìn nhận ý nghĩa sự hiện hữu của các hữu thể khác. Các linh mục cũng được giao phó nhiệm vụ nguyên thủy này là “đặt tên”, ban ý nghĩa, trở thành khí cụ hiệp thông giữa công trình tạo dựng và Ngôi Lời trở nên xác phàm và năng lực soi sáng của Người trên mọi chiều kích của thân phận con người chúng ta.
44. The affinity between priest and poet thus shines forth in the mysterious and indissoluble sacramental union between the divine Word and our human words, giving rise to a ministry that becomes a service born of listening and compassion, a charism that becomes responsibility, a vision of the true and the good that discloses itself as beauty. How can we fail to reflect on the words left us by the poet Paul Celan: “Those who truly learn to see, draw close to what is unseen”. [32] 44. Sự gần gũi giữa linh mục và nhà thơ như thế soi sáng sự kết hợp bí tích huyền nhiệm và bất khả phân ly giữa Lời Thiên Chúa và lời nói của con người chúng ta, tạo nên một sứ vụ trở thành một việc phục vụ xuất phát từ việc lắng nghe và lòng trắc ẩn, một đặc sủng trở thành trách nhiệm, một tầm nhìn về sự thật và sự thiện tự tỏ lộ như vẻ đẹp. Làm sao chúng ta có thể bỏ qua không suy ngẫm những lời mà thi sĩ Paul Celan để lại cho chúng ta: “Những ai thực sự học cách nhìn, sẽ đến gần những gì không nhìn thấy được”. [32]
Given in Rome, at Saint John Lateran, on 17 July in the year 2024, the twelfth of my Pontificate.

FRANCIS

Công bố tại Rôma, Đền thánh Gioan Latêranô, ngày 17/7/2024, năm thứ 12 triều giáo hoàng của tôi.

PHANXICÔ

Linh mục Lê Công Đức dịch

[1] R. LATOURELLE, ‘Literature’, in R. LATOURELLE & R. FISICHELLA, Dictionary of Fundamental Theology, New York 2000, 604.

[2] Cf. A. SPADARO, “J. M. Bergoglio, il ‘maestrillo’ creativo. Intervista all’alunno Jorge Milia”, in La Civiltà Cattolica 2014 I 523-534.

[3] SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 62.

[4] K. Rahner, “Il futuro del libro religioso”, in Nuovi saggi II, Roma 1968, 647.

[5] Cf. Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium117.

[6] A. SPADARO, Svolta di respiro. Spiritualità della vita contemporanea, Milano, Vita e Pensiero, 101.

[7] R. LATOURELLE, ‘Literature’, in R. LATOURELLE & R. FISICHELLA, Dictionary of Fundamental Theology, New York 2000, 603.

[8] SAINT JOHN PAUL II, Letter to Artists4 April 1999, 6.

[9] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 89.

[10] SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Pastoral Constitution on the Church in the Modern Word Gaudium et Spes, 22.

[11] M. PROUST, À la recherche du temps perdu – Du côté de chez Swann, B. Grasset, Paris 1914, 104-105.

[12] C.S. LEWIS, An Experiment in Criticism, 89.

[13] Cf. J.L. BORGES, BorgesOral, Buenos Aires 1979, 22.

[14] SAINT PAUL VI, Homily, Mass with Artists, Sistine Chapel, 7 May 1964.

[15] Cf. T.S. Eliot, The Idea of a Christian Society, London 1946, 30.

[16] Press Conference on the Return Flight to Rome, Apostolic Journey to Thailand and Japan, 26 November 2019.

[17] Cf. A. SPADARO, La grazia della parola. Karl Rahner e la poesia, Milano, Jaca Book, 2006.

[18] Cf. K. Rahner, Theological Investigations, Vol. III, London 1967, 294-317.

[19] Ibid. 316-317.

[20] Ibid. 302.

[21] SAINT IGNATIUS LOYOLA, Spiritual Exercises, n. 317.

[22] Cf. ibid., n. 335.

[23] Ibid., n. 314

[24] Cf. K. Rahner, Theological Investigations, Vol. III, London 1967, 299.

[25] Cf. A SPADARO, La pagina che illumina. Scrittura creativa come esercizio spirituale, Milano, Ares, 2023, 46-47.

[26] M. PROUST, À la recherche du temps perduLe temps retrouvé, Vol. III, Paris 1954, 1041.

[27] A SPADARO, La pagina che illumina. Scrittura creativa come esercizio spirituale, Milano, Ares, 2023, 14.

[28] M. DE CERTEAU, Il parlare angelico. Figure per una poetica della lingua (Secoli XVI e XVII), Firenze 1989, 139 ff.

[29] A SPADARO, La pagina che illumina. Scrittura creativa come esercizio spirituale, Milano, Ares, 2023, 16.

[30] Cf. C.S. LEWIS, An Experiment in Criticism.

[31] J. COCTEAU – J. MARITAIN, Dialogo sulla fede, Firenze, Passigli, 1988, 56; Cf. A SPADARO, La pagina che illumina. Scrittura creativa come esercizio spirituale, Milano, Ares, 2023, 11-12.

[32] P. CELAN, Microliti, Milano 2020, 101.

Copyright © Dicastero per la Comunicazione – Libreria Editrice Vaticana

[1] R. LATOURELLE, ‘Literature’, trong R. LATOURELLE & R. FISICHELLA, Từ điển Thần học Căn bản, New York 2000, 604.

[2] Cf. A. SPADARO, “J. M. Bergoglio, nhà giáo đầy sáng tạo. Phỏng vấn cựu học sinh Jorge Milia”, trong La Civiltà Cattolica 2014, 523-534.

[3] CÔNG ĐỒNG VATICAN II, Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong Thế giới Ngày nay, Gaudium et Spes, 62.

[4] K. RAHNER, “Tương lai của sách báo tôn giáo”, trong Các khảo luận mới II, Roma 1968, 647.

[5] Cf. Tông huấn Evangelii Gaudium, 117.

[6] A. SPADARO, Vòng xoay hơi thở. Linh đạo đời sống hiện đại, Milano, Vita e Pensiero, 101.

[7] R. LATOURELLE, ‘Văn chương’, trong R. LATOURELLE & R. FISICHELLA, Từ điển Thần học Căn bản, New York 2000, 603.

[8] THÁNH GIOAN PHAOLÔ II, Thư gửi Các Nghệ sĩ, 4/4/1999, 6.

[9] Tông huấn Evangelii Gaudium, 89.

[10] Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong Thế giới Ngày nay, Gaudium et Spes, 22.

[11] M. PROUST, Đi tìm thời gian đã mất – Du côté de chez Swann, B. Grasset, Paris 1914, 104- 105.

[12] C.S. LEWIS, Một thực nghiệm phê bình, 89.

[13] Cf. J.L. BORGES, Borges, Vấn đáp, Buenos Aires 1979, 22.

[14] THÁNH PHAOLÔ VI, Bài giảng trong Thánh lễ với các Nghệ sĩ, Nhà nguyện Sistine, 7/5/1964.

[15] Cf. T.S. ELIOT, Ý niệm về một xã hội Kitô giáo, London 1946, 30.

[16] Họp báo trên chuyến bay trở về Rôma, cuộc Tông du Thái Lan và Nhật Bản, 26/11/2019.

[17] Cf. A. SPADARO, Ân sủng của lời. Karl Rahner và thi ca, Milano, Jaca Book, 2006.

[18] Cf. K. RAHNER, Khảo cứu Thần học, Vol. III, London 1967, 294-317.

[19] Ibid. 316-317.

[20] Ibid. 302.

[21] THÁNH INHAXIÔ LOYOLA, Linh Thao, n. 317.

[22] Cf. ibid., n. 335.

[23] Ibid., n. 314.

[24] Cf. K. RAHNER, Khảo cứu Thần học, Vol. III, London 1967, 299.

[25] Cf. A SPADARO, Trang sách chiếu soi. Sáng tác xét như bài tập linh thao, Milano, Ares, 2023, 46-47.

[26] M. PROUST, Đi tìm thời gian đã mất. Thời gian được tìm thấy, Vol. III, Paris 1954, 1041.

[27] A SPADARO, Trang sách chiếu soi. Sáng tác xét như bài tập linh thao, Milano, Ares, 2023, 14.

[28] M. DE CERTEAU, Diễn từ thiên thần. Những hình dung cho một khúc thơ ngôn ngữ (Thế kỷ XVI và XVII), Firenze 1989, 139 tt.

[29] A SPADARO, Trang sách chiếu soi. Sáng tác xét như bài tập linh thao, Milano, Ares, 2023, 16.

[30] Cf. C.S. LEWIS, Một thực nghiệm phê bình.

[31] J. COCTEAU – J. MARITAIN, Đối thoại về đức tin, Firenze, Passigli, 1988, 56; Cf. A SPADARO, Trang sách chiếu soi. Sáng tác xét như bài tập linh thao, Milano, Ares, 2023, 11-12.

[32] P. CELAN, Vi thạch, Milano 2020, 101.

(Phần chú thích này lấy từ: https://tgpsaigon.net/bai-viet/thu-cua-duc-giao-hoang-phanxico-ve-vai-tro-cua-van-chuong-trong-dao-tao-75307 )

Nguồn: https://www.vatican.va/content/francesco/en/letters/2024/documents/20240717-lettera-ruolo-letteratura-formazione.html