Phẩm: tư chất; giá: quý báu. Phẩm giá: tư chất quý báu của con người.
Phẩm giá là giá trị của con người mà trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều phải được tôn trọng như nhau.
Phẩm giá có nguồn gốc từ việc con người được tạo dựng theo theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống Thiên Chúa. Phẩm giá này hoàn thành trong ơn gọi được tham dự vào sự sống của Thiên Chúa, tùy thuộc vào việc họ sống phù hợp hay không với điều thiện hảo mà Thiên Chúa đã hứa và được lương tâm chứng nhận (X. GLHTCG 1700).
Phẩm giá con người được biểu lộ toàn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô. “Chính Người là con người hoàn hảo đã trả lại cho con cháu Ađam hình ảnh Thiên Chúa đã bị Nguyên Tội làm sai lệch” (GS 22).
Từ điển Công giáo, 2016, tr. 669-670.
Tóm lại, phẩm giá con người được phát biểu như sau: Ngay chính nền tảng truyền thống xã hội của Hội Thánh vẫn luôn tồn tại niềm xác tín rằng mỗi người, bất chấp tuổi tác, điều kiện hay khả năng, đều là hình ảnh của Thiên Chúa và do đó được phú bẩm một phẩm giá hay giá trị không thể nào giản lược. Mỗi người là cứu cánh nơi chính mình, không bao giờ là một công cụ được đánh giá chỉ vì tính hữu dụng của nó. Con người là một ai đó, không phải là một cái gì đó; là một người nào đó, không phải là một thứ gì đó.[1] Con người sở hữu phẩm giá này đơn giản là nhờ chính nhân đức của mình. Phẩm giá này không bao giờ là một thành tựu, cũng chẳng phải là thứ gì đó do quyền bính phàm nhân ban cho; nó cũng không thể bị mất đi, không thể bị tước bỏ khi làm điều sai, hoặc không thể nào bị phế bỏ một cách chính đáng. Tất cả mọi người dù là thuộc tính hay hoàn cảnh cá nhân nào đi chăng nữa đều được tận hưởng phẩm giá này do chính Thiên Chúa ban tặng. Hơn nữa, dấu ấn của Thiên Chúa còn mở rộng đến toàn thể công trình sáng tạo vì mối tương quan “hệ sinh thái toàn diện” giữa các ngôi vị, các sinh vật và trái đất.[2] Vì thế, khi “phẩm giá con người” được hiểu đúng, thì chắc chắn phẩm giá ấy không thể tương hợp với những con người công cụ hóa, và nó đòi hỏi phải có sự hòa nhập vào thế giới mà chúng ta sống trong đó. (x. Bộ Thăng tiến và Phát triển Con người Toàn diện, Vocation of the Business Leader: A Reflection, 5th Edition, số 32).
[1] Compendium of the Social Doctrine of the Church, 108.
[2] Laudato Si’, 137–62.